Xuất huyết bao tử ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại nhiều đối tượng. Nhẹ chỉ gây khó chịu và mệt mỏi. Nhưng tình trạng nặng lại là vấn đề sức khoẻ vô cùng nghiêm trọng. Vậy xuất huyết bao tử có nguy hiểm không, có phương pháp nào để phòng ngừa hay không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tham khảo ngay bài viết sau đây để nhận được câu trả lời bạn nhé.
1. Xuất huyết bao tử là gì? Nhận biết thế nào?
Xuất huyết bao tử hay chảy máu dạ dày là hiện tượng chảy máu ở vùng niêm mạc. Tình trạng nói trên dễ xảy khi có quá nhiều tổn thương không được chữa trị xuất hiện cùng lúc trong dạ dày.
Xem thêm: Triệu chứng bệnh đau bao tử
So với các bệnh lý dạ dày khác, xuất huyết bao tử đặc biệt là thể cấp rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng điển hình như:
- Đau thượng vị: Đau rất dữ dội ở vùng thượng vị với mức độ tăng dần, người bệnh trông xanh xao, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều thậm chí có thể ngất xỉu nếu xuất huyết cấp tính
- Nôn ra máu: Buồn nôn và nôn ra máu, đây là triệu chứng khá đặc trưng mà hầu hết bệnh nhân xuất huyết dạ dày đều gặp phải. Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hay máu đen, hoặc nôn lẫn trong thức ăn, hoặc có thể nôn thức ăn trước và nhày máu sau.
- Đi ngoài phân đen: Đi ngoài ra máu, phân có thể có màu đen hoặc lẫn với máu đỏ, có mùi hôi thối cực kỳ khó chịu. Nguyên nhân là do máu đi qua quá trình tiêu hoá, chuyển thành sản phẩm màu đen có mùi tanh và hôi. Nếu đi ngoài phân máu tươi thì khả năng cao xuất huyết tại đại tràng hoặc trực tràng.
- Thiếu máu: Do mất máu nhiều, nên người bệnh suy nhược mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chóng mặt nhiều
- Một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như lòng bàn tay son, vàng da niêm, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, xuất huyết da viêm…
Xuất huyết bao tử ban đầu chỉ có thể nhận biết qua đường phân, chỉ lấm tấm vài đốm đỏ nên người bệnh có thể khó phát hiện ngay. Càng để lâu các triệu chứng càng diễn biến cực kỳ nhanh chóng. Với tình trạng xuất huyết bao tử cấp tính với các triệu chứng nặng nề hơn khiến người bệnh như không còn sức làm việc. Tình trạng diễn ra trầm trọng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và tinh thần hằng ngày nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

2. Xuất huyết bao tử có nguy hiểm không?
Quan điểm xuất huyết dạ dày không có gì đáng lo thì thật là sai lầm chết người. Bệnh không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể là:
- Xuất huyết bao tử cấp tính:
- Tử vong: bệnh nhân hoàn toàn có thể tử vong nếu tình trạng mất máu nặng, gây shock tuần hoàn
- Sốc do mất máu đột ngột
- Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng rõ rệt gây các biến chứng như: Nhũn não do lượng máu không đủ, Kho thở, đau tức ngực, ngất xỉu, không đủ lượng máu tuần hoàn lên não làm thiếu oxy,…
- Xuất huyết bao tử mãn tính cũng vô cùng nguy hiểm, bởi nó có thể gây ra:
- Thủng dạ dày với những vị trí tổn thương nặng, loét sâu
- Ung thư dạ dày khi niêm mạc bị viêm nhiễm, tăng sinh bất thường
- Thiếu máu mãn tính: da xanh, niêm mạc nhợt, suy yếu các cơ quan khác như: não, tim, thận,…
- Cơn đau nhức khiến bệnh nhân mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi,… càng khiến cho các bệnh dạ dày tái diễn thường xuyên
Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày
Do đó với câu hỏi “Xuất huyết bao tử có nguy hiểm không” thì câu trả lời là rất nguy hiểm, dù là giai đoạn nhẹ hay giai đoạn nặng, cấp tính hay mãn tính cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiến hành điều trị theo phác đồ điều trị từ bác sĩ để kiểm soát bệnh sớm, tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm biến chứng khó lường. Bên cạnh đó, phương pháp hữu hiệu cho mỗi người chính là áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày.
3. Phương pháp phòng tránh xuất huyết bao tử
Nếu bạn không muốn đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này cần áp dụng ngay những biện pháp phòng tránh, làm giảm nguy cơ mắc phải xuất huyết bao tử:
Thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lí:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy bắt đầu bảo vệ chính bản thân từ những thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt:
- Giữ tinh thần thoải mái, không nên có suy nghĩ tiêu cực, lo lắng gây căng thẳng
- Ăn uống lành mạnh, các món nên được nấu chín, nguyên liệu phải sạch, không ăn đồ bẩn, cũ mốc. Ăn nhiều rau xanh thay vì các món có chứa hàm lượng axit cao, cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Uống nhiều nước, đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Tránh sử dụng các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá, thậm chí là những loại nước có ga bởi chúng là khắc tinh của bệnh dạ dày
- Luyện tập thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe
- Tránh để bữa no bữa đói; sau ăn không nên làm việc nặng nhưng cũng hạn chế việc đi ngủ ngay.
Sử dụng thuốc hợp lý
- Sử dụng đúng liều, đúng thời gian để bệnh dạ dày cải thiện nhanh.
- Không tùy tiện uống khi chưa có hướng dẫn cụ thể, tránh lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, corticoid
Xem thêm: Cách trị đau dạ dày tại nhà

Xuất huyết bao tử có nguy hiểm không? Câu trả lời đã rõ. Nếu còn thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ hotline 0944402095 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Một số bài viết khác: