Viêm trợt niêm mạc hang vị dạ dày một trong số những bệnh lý về tiêu hóa khó nhận biết nhất. Đây là bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không có giải pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản về bệnh viêm trợt niêm mạc dạ dày cũng như những giải pháp khắc phục.
1. Viêm trợt niêm mạc hang vị dạ dày là gì?
Đây là tình trạnh niêm mạc hang vị xuất hiện một số vết loét, gây sưng viêm. Viêm trợt niêm mạc là tình trạng niêm mạc hang vị bị viêm nhiễm, xuất hiện nhiều vết trợt xước nhẹ. Tùy thuộc vào hình thái tổn thương mà bệnh lý này được các nhà khoa học chia làm 4 loại chính như sau:
- Viêm trợt lồi hang vị: Các vết trợt ở niêm mạc có xu hướng lồi ra phía ngoài, dễ va chạm với thức ăn cũng như dịch vị dạ dày. Vì vậy mà triệu chứng và mức độ viêm nhiễm ở dạng này thường nặng nề nhất.
- Viêm trợt phẳng hang vị dạ dày: Hình thái của các vết trợt xước ở niêm mạc thường nông và phẳng, người bệnh gặp triệu chứng nhẹ.
- Viêm trợt xung huyết hang vị dạ dày: Tổn thương ở niêm mạc hang vị dạ dày thường sẽ sưng đỏ lên, xung huyết và thường bị rướm máu ở các vết trợt xước.
- Viêm trợt phù nề xung huyết: Tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc hang vị tiến triển khiến cho máu ứ đọng và làm phát sinh tình trạng phù nề, xuất huyết.
Xem thêm: Biểu hiện của bệnh đau dạ dày
Nếu không có biện pháp can thiệp đúng đắn và kịp thời thì niêm mạc có thể bị tổn thương nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Gây ra tình trạng chảy máu đường tiêu hóa.
- Thủng dạ dày, tá tràng
- Hẹp môn vị
- Nặng hơn hết là viêm trợt hang vị có thể dẫn tới ung thư. Trong trường hợp viêm loét dạ dày và viêm hang vị dạ dày do HP gây ra thì sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn rất nhiều so với các trường hợp khác
2. Nguyên nhân viêm trợt niêm mạc hang vị dạ dày

Cũng như các bệnh lý dạ dày nói chung, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nặng nề và gây ra nhiều các vết trợt xước ở niêm mạc.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Nhờ enzyme urease, HP có thể làm lượng acid dịch vị tại dạ dày. Ngoài ra, nó còn có thể tấn công và khiến cho tổn thương ở niêm mạc hang vị dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn uống không khoa học: Thường xuyên bỏ bữa, ăn thất thường và sử dụng các thực phẩm có hại làm trầm trọng hơn tình trạng.
- Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid: Sử dụng thuốc giảm đau hay chống viêm không steroid với liều cao kéo dài có thể gây ra tình trạng ức chế cyclooxygenase, một enzyme có vai trò trong việc hình thành các chất nhầy, chất bảo vệ dạ dày. Từ đó tạo điều kiện cho dịch vị bào mòn niêm mạc dạ dày, đồng thời làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Thường xuyên tiêu thụ rượu bia: Cồn và những hóa chất gây hại khiến lớp lót niêm mạc dạ dày bị bào mòn, kích thích dạ dày co bóp mạnh gây tăng tiết acid dịch vị.
- Stress: Căng thẳng, áp lực kéo dài có thể kích thích dạ dày sản sinh nhiều acid dịch vị hơn.
3. Dấu hiệu của bệnh?
Viêm trợt hang vị dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng mà bạn có thể gặp khi mắc phải bệnh lý này:
- Đau thượng vị: Là cơn đau tại vùng bụng phía trên rốn, có thể kéo dài tới dưới xương đòn. Mức độ âm ỉ hay dữ dội và tần suất của triệu chứng này còn phụ thuộc vào mức độ bệnh. Thời điểm sau khi ăn hay khi thời tiết chuyển lạnh là lúc mà người bệnh dễ bị đau thượng vị nhất.
- Ợ hơi, ợ chua: Triệu chứng này thường phát sinh khi dạ dày tăng tiết acid dịch vị quá mức. Thêm vào đó là chức năng tiêu hóa bị suy giảm, thức ăn có thể không được tiêu hóa hết, bị tồn đọng và lên men trong dạ dày.
- Buồn nôn, nôn mửa: Khi những cơn ợ kích hoạt liên tục cùng với mùi khó chịu thì người bệnh thường có cảm giác buồn nôn rất khó chịu.
- Sút cân, suy nhược cơ thể
Tham khảo: Trào ngược thực quản
4. Cách chăm sóc người bệnh
Bên cạnh vấn đề điều trị thì người bệnh cũng cần chú ý thực hiện tốt các giải pháp chăm sóc. Bởi đây cũng được đánh giá là yếu tố không thể thiếu với phác đồ điều trị viêm trợt hang vị.
Người bệnh cần thực hiện tốt một số khuyến nghị dưới đây:
- Tuyệt đối không bỏ bữa, cũng tránh ăn quá no hay để bụng quá đói. Đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, thay vì ăn 3 bữa chính như thường lệ thì có thể ăn 4 – 6 bữa để hạn chế áp lực tiêu hóa thức ăn cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
- Nhai kỹ, nuốt chậm để giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh gặp tình trạng thức ăn bị ứ đọng lại trong hang vị.
- Bên cạnh đó nên hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng như hành, ớt, tỏi, hạt tiêu, những thức uống có chứa cồn, chất kích thích, đồ uống có ga sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, như: nước chè, rượu, café, bia.
- Bổ sung rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi vào khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp trung hòa acid dịch vị và đáp ứng đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Đối với bệnh lý này thì bệnh nhân nên tăng cường sử dụng những thức ăn mềm, dạng lỏng. Những thực phẩm chứa tinh bột, thực phẩm giàu Protein ít béo, thực phẩm giàu flavonoid, chất xơ, mỡ cá….
5. Cách để phòng ngừa viêm trợt niêm mạc hang vị dạ dày?
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và hợp lý Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya quá 23 giờ, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 7 – 8 tiếng.
- Sinh hoạt điều độ, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài. Tránh làm việc quá sức, kiểm soát tốt căng thẳng, nên dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và thư giãn.
- Hạn chế sử dụng những thuốc giảm đau.
- Sử dụng những sản phẩm thảo dược để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe dạ dày.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe: Tăng cường rèn luyện thể chất mỗi ngày ít nhất 30 – 45 phút để cải thiện nhu động ruột và nâng cao đề kháng cho cơ thể.
Đọc tiếp: Cách trị đau bao tử

Trên đây là một số những kiến thức mà chúng tối muốn chia sẻ tới bạn đọc. Mong rằng thông qua bài viết này sẽ giúp cho bạn được hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm trợt niêm mạc hang vị dạ dày cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Một số bài viết khác: