Hiện nay, bệnh đường tiêu hoá ở người trưởng thành ngày một phổ biến. Trong đó chiếm tỷ lệ lớn là các bệnh dạ dày, trong đó có viêm niêm mạc dạ dày. Bệnh thường gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ tới người già. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có nguy cơ gây ra hàng loạt biến chứng khó lường.
Vậy làm sao để phát hiện và điều trị bệnh một cách hợp lí nhất
1. Viêm niêm mạc dạ dày là bệnh gì?
Viêm niêm mạc dạ dày là một trong những bệnh đường tiêu hoá tiêu biểu nhất. Cấu trúc của thành dạ dày gồm có 5 lớp. Trong đó, lớp trong cùng chính là niêm mạc dạ dày. Chức năng của niêm mạc dạ dày là tiết ra acid dịch vị và tiêu hoá thức ăn.
Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, tổn thương với các mức độ khác nhau:
- Cấp tính: triệu chứng bệnh diễn biến rầm rộ với các biểu hiện: chướng bụng, buồn nôn, đau thượng vị, miệng đắng,… Ở mức độ này, nếu bệnh được điều trị hỗ trợ ngay sau khi khởi phát thì bệnh hoàn toàn có thể dứt điểm, ít để lại biến chứng. Khi đó, dạ dày có thể được phục hồi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới mãn tính
- Mãn tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, gây tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng chức năng dạ dày. Những người mắc viêm niêm mạc dạ dày mãn tính sẽ có nguy cơ cao xảy ra biến chứng, trong đó có ung thư dạ dày.
2. Triệu chứng của viêm niêm mạc dạ dày?
Khi bạn mắc bệnh này, cơ thể sẽ xảy ra một số phản ứng sau đây. Đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh đầu tiên. Bất cứ ai cũng cần nắm rõ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời
- Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận biết nhất của bệnh niêm mạc dạ dày. Cơn đau thường âm ỉ hoặc nóng rát phần thượng vị, nhất là phần trên rốn và dưới xương ức.
Những cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng thường xuyên hơn khi quá đói, ăn quá no hoặc ăn đồ cay nóng, thực phẩm không vệ sinh.
- Buồn nôn: những cơn buồn nôn xuất hiện bất chợt không rõ lý do, kèm theo những cơn ho khan. Có thể triệu chứng này xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị kích ứng mạnh, ăn no hoặc các đồ cay nóng, tương tự với triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Chướng bụng, khó tiêu: Triệu chứng này xuất hiên khá sớm vào khoảng thời gian đầu của bệnh. Nguyên nhân là do khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét, làm ứ động thức ăn chưa được tiêu hoá. Điều này dẫn tới chướng bụng và khó tiêu. Đôi khi thèm rối loạn tiêu hoá.
- Cơ thể suy nhược: Do thức ăn và dưỡng chất không được hấp thu, kéo theo cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

3. Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm niêm mạc dạ dày ở giai đoạn đầu, nếu được phát hiện và có phương pháp xử trí phù hợp thì hoàn toàn có thể cải thiện nhanh chóng. Khi đó, bệnh cũng không gây ra tác hại gì quá lớn tới chức năng dạ dày.
Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn ra trong một thời gian dài, chắc chắn sẽ ngày một trầm trọng hơn. Đặc biệt là có khả năng xảy ra các biến chứng khó điều trị như:
- Xuất huyết dạ dày: tình trạng viêm sưng, phù nề diễn ra trầm trọng hơn, lan sâu vào bộ phận phía trong. Khi xung huyết đến mức độ rất nặng gây ra xuất huyết dạ dày. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của xuất huyết dạ dày là triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen,
- Thủng dạ dày:cơ chế bệnh tương tự nhưng tình trạng xuất huyết, tổn thương nặng hơn dẫn tới thủng lớp niêm mạc, gây thủng thành dạ dày.
- Ung thư dạ dày: là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Ung thư dạ dày có thể diễn ra âm thầm 8-10 năm với tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh tuy không gây gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cực kì nguy hiểm bởi những biến chứng khó lường của nó.
4. Cách điều trị viêm niêm mạc dạ dày
Với bệnh viêm niêm mạc dạ dày, người bệnh cần phối hợp điều trị nội khoa bằng thuốc tây và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, thay đổi thói quen sinh hoạt.
Với điều trị nội khoa bằng thuốc
Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị. Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kì thuốc nào mà không có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một số thuốc Tây y có thể được bác sĩ chỉ định như:
- Kháng acid: là các thuốc có tác dụng trung hoà acid dịch vị, giảm đau dạ dày và các triệu chứng của bệnh như: Phosphalugel, Yumangel,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: một số thuốc có tác dụng tạo thành lớp màng bao vết loét. Chúng có khả năng bảo vệ vùng niêm mạc tổn thương và phục hồi dạ dày: Bismuth, Sucrafat,…
- Giảm tiết acid: là các thuốc tác động trực tiếp lên quá trình bài viết acid. Do làm giảm yếu tố tác động lên niêm mạc, nên nhóm này giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu rõ rệt.

Y học cổ truyền
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp Tây y thì dùng Y học cổ truyền để điều trị cũng được nhiều người quan tâm. Phương pháp này khá an toàn, lại đem lại tác dụng bền vững và lâu dài cho người bệnh. Một bài thuốc trị viêm niêm mạc dạ dày hiệu quả nhất cần đủ các nhóm:
- Lý khí giải uất tiêu thực: Chống co thắt cơ trơn, giảm đầy hơi chướng bụng..
- Hoạt huyết tiêu ứ: chống xung huyết, cầm máu, giảm co thắt, giảm tiết acid
- Thanh hoả dưỡng âm: giảm triệu chứng nóng rát tại dạ dày
- Ôn trung kiện tỳ: Điều hoà nhu động dạ dày, tăng cường chức năng dạ dày, giảm tái phát bệnh.
Viêm niêm mạc dạ dày tuy tiềm tàng nhiều biến chứng và tác động nguy hại tới sức khoẻ nhưng hoàn toàn có thể điều trị được. Người bệnh nên phát hiện sớm bệnh, phối hợp các phương pháp thì bệnh chắc chắn sẽ cải thiện rẩt nhanh. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ từ các dược sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ hotline 0944402095. Các dược sĩ của dược phẩm FYKOFA luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Một số bài viết khác: