Đại tràng là phần cuối cùng của đường tiêu hoá có dạng hình chữ U ngược, có độ dài từ 1,5 m đến 2 m. Chức năng của đại tràng: hấp thu nước, phân giải thức ăn, hấp thu dưỡng chất và đóng khuôn chất cặn bã, sau đó bài tiết chúng ra ngoài khỏi cơ thể. Bởi vậy, đại tràng chính là nơi tích tụ nhiều chất độc hại, vi khuẩn của hệ tiêu hoá nên nó dễ bị viêm nhiễm hơn gây ra viêm đại tràng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kĩ về viêm đại tràng và cách điều trị, tham khảo ngay nhé!
1. Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau thậm trí là ổ loét nằm ở thành niêm mạc của đại tràng và gây ra rối loạn đại tràng. Cần chú ý giữ viêm đại tràng với bệnh đại tràng chức năng( viêm đại tràng kích thích, hội chức ruột kích thích,…) là những căn bệnh của đại nhưng có tổn thương thực thể ở bộ phận này.
Xem thêm: Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
2. Nguyên nhân do đâu gây ra viêm đại tràng?
Viêm đại tràng có rất nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ:
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, sử dụng đồ ăn tái, sống, thói quen ăn vỉa hè, lề đường,… Những yếu tố trên khiến vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công và phá huỷ tế bào thành niêm mạc đại tràng, tạo nên các ổ loét.
- Do bị nhiễm ký sinh trùng như: giun, sán,… gây ra các tổn thương cho đường tiêu hoá.
- Căng thẳng, lo âu, stress: Cuộc sống càng ngày càng bận rộn, con người càng trở nên áp lực, lo lắng, hay suy nghĩ,…dẫn đến nguy cơ cao mắc hội chứng viêm đại tràng.
- Viêm đại tràng vô căn: Bệnh nhân bị viêm đại tràng mà không tìm ra nguyên nhân. Thường thường xuất hiện ở những đối tượng bị rối loạn miễn dịch, suy giảm hệ thống miễn dịch, người bị stress nặng.
- Nguyên nhân gây viêm đại tràng xuất phát từ thiếu máu cục bộ: khi cơ thể cung cấp không đủ lượng máu nuôi các tế bào đại tràng, chúng sẽ bị chết gây nên tình trạng xơ vữa động mạch đại tràng, xoắn ruột, miễn dịch của đại tràng suy yếu gây nên các ổ viêm loét.
- Viêm đại tràng do một số nguyên nhân khác: Người bệnh bị lao, vi khuẩn lậu, nhiễm virus herpes simplex, AIDS, bệnh Crohn,…chiếu xạ ung thư vùng bụng, vùng chậu, vùng vú,… làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng.
Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm đại tràng
Mọi người có thể tự nhận biết được mình có đang mắc viêm đại tràng hay không, qua các dấu hiệu sau đây:
- Đau bụng: cơn đau có thể đau quặn, âm ỉ, đau dọc khung đại tràng hoặc đau lâm râm khu vực quanh rốn, hai bên hố chậu,…Cơn đau giảm đi sau khi đi vệ sinh.

- Rối loạn tiêu hoá kéo dài: Bệnh nhân viêm đại tràng sẽ xuất hiện các tình trạng như chướng bụng, ứ hơi, chán ăn, kém hấp thu, giảm cảm giác ngon miệng… do thực phẩm ăn vào tiêu hoá không hết được. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài người bệnh sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân, mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt, suy nhược cơ thể.
- Rối loạn đại tiện: khi bị mắc viêm đại tràng người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày( không dưới 3 lần trong 1 ngày). Ngoài ra, một số trường hợp khác lại bị táo bón kéo dài, phân khô cứng, đại tiện khó khăn, mấy ngày mới đi được 1 lần.
- Đi đại tiện ra máu: Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, tác động đến các mao mạch và mạch máu gây chảy máu, xuất huyết, phân có lẫn máu đỏ, lẫn chất nhầy.
- Các dấu hiệu toàn thân: chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng, gầy yếu, sức khỏe suy giảm,…
3. Đối tượng dễ mắc viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, những người có nguy cơ cao bị căn bệnh này tấn công như:
- Độ tuổi: Bệnh viêm đại tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Nhưng phần lớn những người mắc bệnh này nằm trong khoảng tử 30 tuổi trở lên là mắc nhiều nhất.
- Chủng tộc: người da trắng đặc biệt là người Do Thái là những đối tượng dễ mắc phải viêm đại tràng.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình người thân có người mắc viêm đại tràng thì những thế hệ sau nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Người đang sử dụng Isotretinoin để điều trị mụn trứng cá nhưng đã có các nghiên chỉ ra rằng nó có liên quan đến viêm đại tràng.
- Những người thường xuyên lam dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm kéo dài.
- Người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hoá như: viêm loét dạ dày- trá tràng, viêm ruột mạn tính, Crohn,
Tham khảo thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y
4. Viêm đại tràng và cách điều trị viêm đại tràng
Khi bị mắc viêm đại tràng người bệnh sẽ tìm đến các phương pháp điều trị như: dùng thuốc tây, thuốc đông y, thậm chí phải phẫu thuật ngoại khoa.
4.1 Nguyên tắc chung của điều trị viêm đại tràng
- Sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh lý
- Điều trị càng sớm càng tốt tránh biến chứng
- Xác định được chính xác nguyên nhân gây nên viêm đại tràng, từ đó xây dựng phác đồ điều trị khoa học, kịp thời.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp, giữ tâm lý thoải mái, tươi vui.
- Từng trường hợp: kết hợp nội khoa và ngoại khoa để điều trị bệnh.
- Luyện tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
4.2 Viêm đại tràng và cách điều trị bằng phương pháp nội khoa:
Đối với điều trị nội khoa bệnh viêm đại tràng, thông thường phân loại thuốc chữa theo triệu chứng hay nguyên nhân gây ra.
Chẳng hạn: Thuốc Metronidazol dùng trong trường hợp viêm đại tràng gây nên bởi vi khuẩn amip, Berberin hay biseptol dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh này, Smecta, hidrasec chống tiêu chảy, duphalac dùng trong táo bón,…
Các thuốc chữa viêm đại tràng cho tác dụng nhanh chóng nhưng chỉ hiệu quả cao đối với viêm đại tràng cấp tính. Có một sự thật rằng, gần như không có thuốc tây nào giúp điều trị dứt điểm những trường hợp viêm đại tràng giai đoạn mãn tính.
Thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng được chia làm các loại như sau:
- Thuốc kháng sinh: tiêu diệt vi khuẩn, chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn.
- Thuốc chống tiêu chảy: dùng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng dạng tiêu chảy.
- Thuốc nhuận trường cho người bị viêm đại tràng thể táo bón lâu ngày, kéo dài.
- Thuốc chữa đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Thuốc chống co thắt: dùng cho những bệnh nhân mắc phải đại tràng co thắt.
- Thuốc chống viêm.
4.3 Điều trị bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp ngoại khoa
– Đối với trường hợp mắc viêm đại tràng nặng, khi dùng thuốc không nhận thấy dấu hiệu tiến triển thì phải được chỉ định phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc cả đại tràng.
Viêm đại tràng dẫn đến thủng gây đau đớn, mất máu quá nhiều cho bệnh nhân, sẽ được các bác sĩ khoa tiêu hoá chỉ định phẫu thuật.
Xem thêm: Cách trị đau bao tử
Phương pháp phẫu thuật hiện nay là mổ hở hoặc nội soi, tuỳ từng trường hợp khác nhau sẽ được thực hiện thủ thuật khác nhau. Việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng phụ thuộc vào tình trạng viêm của đại tràng. Trường hợp sau khi cắt bỏ, nhưng không thể nối phần đại tràng còn lại với hậu môn, người bệnh sẽ phải dùng đến hậu môn nhân tạo.

4.4 Viêm đại tràng và cách điều trị viêm đại tràng bằng Đông y
Theo Đông y, viêm đại tràng thuộc đại tràng ung và thể phúc thống. Bệnh viêm đại tràng được chia thành hai dạng: tỳ hư khí trệ( tức là: đầy bụng, nóng sốt,đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, khí thượng nghịch) vào táo kết co thắt ( mệt mỏi, chán ăn, kém ngủ, đi ngoài táo bón, đầy hơi).
Thuốc Đông y dùng trong bệnh viêm đại tràng có tác dụng bổ tỳ vị, bổ gan thận, tăng cường đề kháng và bổ khí huyết cho cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật, ngăn chặn tà xâm nhập thân thể gây ra bệnh.
Tuỳ vào từng triệu chứng của bệnh mà thuốc Đông y được chia thành các dạng thang thuộc khác nhau. Thông thường, thuốc Đông y phải dùng với thời gian dài có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Bởi vậy, bệnh nhân cần có sự kiên trì, không nên bỏ cuộc giữa chừng.
4.5 Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý
- Tạo cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
- Tập luyện thể dục, thể thao
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi bị táo bón: tăng lượng chất xơ, lượng nước uống, giảm chất béo, chia nhỏ thành nhiều bữa.
- Khi bị tiêu chảy: không nên ăn chất xơ tránh việc thành ruột bị thương tổn, không nên ăn trái cây khô, sấy, đóng hộp, thực phẩm sống.
- Tránh sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, nước trà, cà phê,…
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán,…
- Hạn chế sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm như: ibuprofen, voltaren, aspirin,… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gây xuất huyết đại tràng.
Đọc tiếp: Thuốc điều trị loét dạ dày
Kết luận :
Viêm đại tràng và điều trị không còn là vấn đề nếu được phát hiện sớm. Bệnh có thể điều trị dứt và khỏi hẳn khi bệnh nhân tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cần phải duy trì một lối sống lành mạnh để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá sau điều trị.
Trên đây là một số thông tin sơ bộ về viêm đại tràng và cách điều trị bệnh. Nếu có biểu hiện bất thường về đường tiêu hoá, mọi người có thể gọi theo hotline: 0944402095 (hoàn toàn miễn phí) sẽ được các dược sĩ giàu kinh nghiệm của FYKOFA tư vấn và hỗ trợ cho bạn.
Một số bài viết khác: