Từ a đến z, người bị bệnh trào ngược dạ dày chớ bỏ qua

Số người bị trào ngược dạ dày tại Việt nam mỗi năm lên tới 7 triệu người. Trong số họ thường chủ quan, coi thường bệnh. Có những người lại điều trị không triệt để khiến bệnh tái diễn nhiều lần. Điểm chung của họ là đều chưa hiểu đúng về bệnh trào ngược dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày là gì? 

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý về đường tiêu hóa liên quan tới phần thực quản dưới và cơ vòng, một nhóm cơ nằm giữa thực quản và dạ dày với triệu chứng đặc trưng như: nóng rát thực quản, ợ chua, ợ nóng, đau tức và khó nuốt. 

benh trao nguoc da day

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, sau khi qua khoang miệng, thực ăn sẽ được chuyển tới thực quản, sau đó là dạ dày . Nối giữa thực quản và dạ dày là một nhóm cơ được gọi là cơ vòng. Cơ vòng này đóng mở rất linh hoạt. Cơ vòng này sẽ mở ra giúp cho thức ăn từ thực quản xuống được dạ dày và đóng lại sau đó để tránh cho dịch vị và thức ăn đang tiêu hoá đi ngược lại thực quản, đảm bảo tiêu hoá được diễn ra theo một chiều nhất định.

Xem thêm: Cách nhận biết đau dạ dày

Tuy nhiên vì một lý do nào đó, cơ vòng suy giảm chức năng, đóng mở không hợp lý dẫn đến thức ăn cùng dịch tiêu hoá từ dạ dày đi ngược lên thực quản. Chính điều đó là nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc thực quản. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Chức năng cơ vòng càng suy giảm, mức độ bệnh càng nặng. 

Tại Việt Nam, có đến 7 triệu người mỗi năm bị trào ngược dạ dày. Trong đó, phần lớn thường chủ quan, chịu cạnh “sống chung với lũ” và rất nhiều trường hợp dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày

Vì là bệnh lý dạ dày nên biến chứng của căn bệnh này chủ yếu diễn ra trên đường tiêu hoá. FYKOFA xin chỉ ra 5 biến chứng thường gặp nhất:

  • Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như: viêm họng mạn, viêm thanh quản, viêm lưỡi, viêm mũi, nấm lưỡi, … nguyên nhân là do khi bạn ợ chua, ợ nóng, một lượng acid từ dịch vị theo đó đi lên đường hô hấp trên. Nếu bạn không hiểu rõ nguyên nhân là từ trào ngược dạ dày, mà chỉ tập trung điều trị triệu chứng thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, khó khăn rất lớn khi trị dứt điểm. 

    Viêm đường hô hấp trên là biến chứng thường gặp của trào ngược dạ dày
  • Viêm loét thực quản: Nguyên nhân chính là do thức ăn cùng dịch acid dạ dày, enzym tiêu hoá thường xuyên trào lên thực quản với môi trường pH rất dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản. Lâu dần gây viêm loét rất khó điều trị. Viêm loét thực quảnthường đặc trưng bởi chứng khó nuốt, nuốt nghẹn, đau ngực, buồn nôn. 
  • Xơ hoá thực quản:  thường gặp sau khi viêm loét kéo dài nhưng không điều trị hoặc điều trị chưa dứt điểm. Các vị trí viêm lâu ngày sẽ co rút, gây xơ hoá, hoặc hơn nữa là hẹp thực quản.
  • Ung thư thực quản: Tuy hiếm gặp nhưng đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Khi tiếp xúc lâu với dịch dạ dày các tế bào lót thực quản sẽ biến đổi, gây ra tiền ung thư rồi ung thư thực quản. Tuy hiếm gặp nhưng đây là biến chứng nguy hiểm nhất, cần thật sự cẩn trọng.

Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày phải làm sao?

Khi bị trào ngược dạ dày, đặc biệt là khi tiến triển bệnh nặng dần sẽ gây nhiều bất tiện cho sức khoẻ. Khi đó, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng các thuốc hợp lí cùng thay đổi chế độ sinh hoạt và bổ sung các phương pháp điều trị khác để tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng và dứt điểm. 

Bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì?

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, tuỳ theo từng tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ kê một đơn thuốc phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

 Đơn thuốc đó sẽ gồm các nhóm thuốc chính:

– Thuốc chống tăng tiết dịch vị: Gồm các thuốc ức chế bơm proton và kháng Histamin H2 giúp giảm hình thành HCl,  giảm acid dịch vị dạ dày.

+ Thuốc ức chế bơm proton với các hoạt chất: : omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole,…

+ Thuốc kháng Histamin H2 với các đại diện tiêu biểu như: cimetidine, ranitidine, famotidine… trong đó, cimetidine và ranitidine được sử dụng phổ biến hơn cả.

  • Thuốc kháng acid (antacid) với các thành phần chính như: Natri bicacbonat, Canxi cacbonat, các muối Magie ,Hydroxid của các kim loại Magie, Nhôm,… Các sản phẩm này có tác dụng phản ứng trực tiếp với acid dịch vị, giúp trung hoà acid nên có khả năng  giảm buồn nôn, giảm đau, nóng rát cực kì nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý trào ngược. Bởi các nhóm thuốc trên sẽ không thể phù hợp với tất cả bệnh nhân mà cần có nhân viên y tế cân nhắc nhiều yếu tố để đưa ra được lựa chọn chính xác nhất cho tình trạng bệnh của bạn.

Xem thêm: Cách trị đau bao tử tại nhà

Thay đổi chế độ sinh hoạt 

Để trào ngược “một đi không trở lại” bạn cần rèn cho mình những thói quen sinh hoạt khoa học và duy trì lâu dài. Bạn nên chú ý:

  • Ăn uống điều độ, đúng giờ. Tuyệt đối không bỏ bữa. Không ăn quá no, hay để bụng quá đói. Bổ sung nhiều rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas,… 
  • Tập luyện thể thao thường xuyên, vừa tăng cường sức khoẻ lại xua tan những căng thẳng, mệt mỏi. Luôn dành một khoảng thời gian cho cơ thể thư giãn, bởi những căng thẳng, lo âu, toan tính của cuộc sống hiện đại chính là một nguyên nhân quan trọng gây ra trào ngược dạ dày thực quản. 

 Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Giải quyết căn bệnh này không khó, mà quan trọng bạn phải hiểu đúng, hiểu đủ và thật kiên trì, nghiêm túc thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện vô cùng nhanh chóng. 

Xem thêm: Giảm đau dạ dày

Nếu có bất kì thắc mắc, câu hỏi cần tư vấn về bệnh trào ngược dạ dày, bạn hãy đừng ngần ngại gọi ngay tới tổng đài 1800234555 để được các chuyên gia giải đáp hoàn toàn miễn phí bạn nhé. 

Một số bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *