Ai cũng biết, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều vấn đề và biến chứng khó lường. Tuy nhiên, bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em đang ngày càng tăng lên về số lượng nhưng lại ít người quan tâm chú ý. Vậy căn bệnh này nguy hiểm thế nào ở trẻ em? Các phụ huynh cần làm gì để phát hiện bệnh và giúp con điều trị? Xin mời đọc ngay chia sẻ dưới đây từ các dược sĩ FYKOFA bạn nhé.
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Với sức khoẻ bình thường, thức ăn được vận chuyển một chiều từ họng xuống thực quản và tới dạ dày. Cơ vòng thực quản đóng mở nhịp nhàng để tránh cho thức ăn và dịch vị không trào lên phía trên. Khi có rối loạn tại các cơ quan này, dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, acid, hơi…) trào ngược lên thực quản. Đó chính là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Tham khảo: Dấu hiệu của bệnh đau bao tử
Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn. Trào ngược thực quản có thể gây ra các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp rất nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trào ngược dạ dày ở trẻ được phân loại thành trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý, cụ thể:
Trào ngược sinh lý
- Chủ yếu gặp phải ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Do mẹ cho bú sai tư thế, khiến sữa bị trào ngược lên miệng.
- Hệ tiêu hóa trẻ còn non nớt, hưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới của trẻ đóng mở chưa đều.
Trào ngược bệnh lý
- Thoát vị cơ hoành, sa dạ dày
- Cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu
- Bại não,
- Gặp các vấn đề nhiễm trùng toàn thân
- Hở van tâm vị bẩm sinh
- Viêm dạ dày, trào ngược

Nếu là nguyên nhân từ các vấn đề sinh lý bình thường, trẻ hoàn toàn có thể tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu nguyên nhân từ các bệnh lý mắc phải, các bậc phụ huynh cần cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh bệnh kéo dài và gây biến chứng cho trẻ.
Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y
3. Biến chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trào ngược dạ dày ở trẻ em không những nguy hiểm mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng hơn người lớn. Nguyên nhân là do các cơ quan tiêu hoá của trẻ em chưa được hoàn thiện, nếu gặp các vấn đề rối loạn sẽ hồi phục lâu hơn, khả năng dị tật cao hơn. Ví dụ như:
- Biến chứng về tiêu hóa: Trẻ bị trào ngược với nhiều mức độ khác nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Một số trường hợp biến chứng gây barrett thực quản – thực quản làm cho đường thực quản hẹp dẫn đến việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn.
- Biến chứng về hô hấp: Trẻ thở bị khò khè, ho kéo dài, và điều trị thông thường không giúp trẻ thuyên giảm các triệu chứng. Khi bị trào ngược, axit từ dạ dày sẽ trào lên thực quản gây ra viêm đường hô hấp, viêm thanh quản làm cho bé bị khò khè, khàn giọng. Nặng hơn, trào ngược dạ dày trẻ em còn liên quan đến tình trạng hen suyễn ở trẻ.
- Biến chứng về răng miệng và tai-mũi-họng: Trào ngược thực quản ở tuổi nhỏ còn khiến tăng nguy cơ bị viêm tai, viêm xoang, mòn răng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi của trẻ.
4. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em cần chú ý điều gì
Với cơ quan tiêu hoá còn non nớt, trẻ mắc trào ngược dạ dày thực quản cần có chế độ chăm sóc và hỗ trợ điều trị đặc biệt:
Thăm khám tại các chuyên khoa
Trẻ mắc trào ngược bệnh lý cần được cha mẹ đưa tới các cơ sở y tế và chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Cách hết đau bao tử
Chú ý trong dinh dưỡng cho trẻ
Cha mẹ cần chý ý những vấn đề sau trong quá trình chăm sóc bé:
- Hạn chế cho bé ăn đồ chua cay, nhiều gia vị mạnh
- Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm và các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh
- Tránh tuyệt đối các chất kích thích có hại cho sức khoẻ của trẻ
- Hạn chế món ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ sẽ làm tình trạng bệnh ngày một nặng hơn

Chú ý trong sinh hoạt
- Rèn cho con ăn uống, ngủ nghỉ có nề nếp
- Quan tâm những suy nghĩ, tình cảm của con. Không tạo áp lực cho con về chuyện học hành, thi cử và các vấn đề khác trong cuộc sống
Trên đây là những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Nếu cha mẹ quan tâm và có những đóng góp, ý kiến cần trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ hotline 0944402095 để được tư vấn.
Một số bài viết khác: