Thuốc trị viêm dạ dày nào hiệu quả?

Hiện nay, viêm dạ dày là một căn bệnh phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, nhất là trong đời sống xã hội hiện đại, khi mỗi người đều phải chịu rất nhiều áp lực trong công việc cũng như cuộc sống. Theo một vài thống kê, ước tính trong 10 000 có khoảng 2 người mắc viêm dạ dày mãn tính và 8/1000 người mắc viêm dạ dày cấp tính. Nếu không điều trị dứt điểm, lâu dài, bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy viêm dạ dày là gì, và có những thuốc nào dùng để điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là một từ dùng để mô tả các nhóm vấn đề có chung một đặc điểm là viêm ở lớp niêm mạc dạ dày. Tình trạng viêm này thường là kết quả từ sự nhiễm một loại vi khuẩn gây ra hầu hết các vết loét ở dạ dày. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên hay uống quá nhiều rượu, bia cũng góp phần dẫn đến tình trạng này. Về lâu dài nếu ổ loét càng lớn và chảy máu bệnh có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng xuất huyết càng nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. 

2. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày

Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng đều biểu hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng, nhất là trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn. Tuy vậy, một số dấu hiệu giúp nhận biết khả năng đã có tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày là:

  • Cảm giác đau nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị 
  • Buồn nôn, ợ chua, ợ hơi
  • Nôn mửa, khó nuốt
  • Khó tiêu, nấc cục

Nếu lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và lớp mô phía dưới tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị, các triệu chứng khi ấy có thể gồm đau dạ dày, chảy máu và loét dạ dày, thậm chí xuất huyết tiêu hóa.

 

3. Nguyên nhân viêm dạ dày là gì?

  • Nhiễm khuẩn. 90% người bị viêm loét dạ dày tá tràng có tìm thấy vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Tuy nhiên không phải trường hợp nào nhiễm HP cũng phát triển thành bệnh viêm dạ dày hay các rối loạn đường tiêu hóa trên khác. Một vài các nghiên cứu chỉ ra việc dễ phát triển thành bệnh khi nhiễm Hp có thể do yếu tố di truyền hoặc lối sống thiếu lành mạnh
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau. Những thuốc giảm đau phi steroid NSAIDS có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mạn tính. Khi dùng các thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá mức có thể làm giảm các chất nhầy có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Tuổi tác. Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn so với người trưởng thành vì lớp niêm mạc tại dạ dày có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Không những thế, nguy cơ nhiễm H. pylori hoặc bị rối loạn tự miễn ở người cao tuổi cũng cao hơn so với người trẻ.
  • Sử dụng rượu, bia quá mức. Các đồ uống có cồn có khả năng làm kích ứng và ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Đặc biệt những người uống rượu quá mức thường hay bị viêm dạ dày cấp tính.
  • Căng thẳng (stress). Căng thẳng nghiêm trọng về thể chất như sau khi trải qua phẫu thuật, chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng nặng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp.
  • Viêm dạ dày tự miễn. Đây là một rối loạn tự miễn khi cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày. Phản ứng tự miễn này có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ dạ dày. Rối loạn có khi liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12. Một số rối loạn tự miễn khác cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm dạ dày là bệnh Hashimoto và đái tháo đường type 1
  • Các bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác. Viêm dạ dày có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác như các bệnh tự miễn, HIV/AIDS, bệnh Crohn, bệnh sarcoidoisis, nhiễm ký sinh trùng…

4. Các thuốc trị viêm dạ dày?

Một số thuốc hay được dùng trong điều trị viêm dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Theo phác đồ của Bộ Y tế, khi phát hiện có H. pylori hiện diện trong hệ tiêu hóa, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp kháng sinh như Clarithromycin với Amoxicilin hoặc Metronidazole. Chú ý là phải sử dụng kháng sinh đầy đủ liều được kê đơn, thời gian sử dụng thường kéo dài từ 7–14 ngày.
  • Các thuốc ức chế bơm proton (PPI). Nhóm thuốc này làm giảm tiết acid bằng cách ức chế hoạt động của tế bào sản xuất acid dạ dày. Các thuốc trong nhóm này thường được kê đơn phải kể tới như Omeprazole, Lansoprazole, rabeprazole, Esomeprazole, Dexlansoprazole và Pantoprazole. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, đặc biệt ở liều cao có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tăng nguy cơ gãy xương  ở một số vị trí như hông, xương cổ tay và cột sống.
  • Thuốc chẹn Histamin H2. Các thuốc này làm giảm lượng acid được tiết vào trong đường tiêu hóa, giúp giảm bớt triệu chứng đau do viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Các thuốc chẹn histamin H2 thường được kê đơn gồm famotidine, cimetidine và nizatidine.
  • Thuốc kháng acid, trung hòa acid dạ dày, antacid. Các thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón, tùy thuộc vào hoạt chất dùng.
Thuốc trị viêm dạ dàyy
Thuốc trị viêm dạ dày là phương pháp điều trị hợp lí

5. Phương pháp bên cạnh thuốc trị viêm dạ dày?

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng viêm này xảy ra bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Một trong số đó là phòng ngừa nhiễm vi khuẩn H.pylori bằng cách:

  • Hạn chế ăn, uống, sử dụng chung bát (chén), bát, thìa, đũa với người khác
  • Rửa tay với xà phòng và nước trước khi ăn
  • Ăn thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn
  • Hạn chế để bị căng thẳng, stress, thay đổi lối sống sinh hoạt, hạn chế sử dụng các chất kích thích, các đồ uống có cồn.

Viêm dạ dày các triệu chứng bệnh có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn biến âm thầm, từ từ theo thời gian. Một vài trường hợp, tình trạng viêm có thể dẫn đến loét và làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, cần tới ngay bác sĩ để nhận được sự tư vấn chi tiết và cụ thể.

 

Một số bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *