Thoái hoá khớp là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là với người cao tuổi. Đặc trưng của thoái hoá khớp là tình trạng nứt vỡ, suy giảm hệ thống sụn khớp và đĩa đệm. Đi kèm với tình trạng này là những cơn đau nhức, cảm giác khó chịu và khó khăn khi vận động. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải căn bệnh này, hãy tham khảo bài viết sau của FYKOFA nhé.
1. Thoái hoá khớp là gì?
Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính có đặc điểm là nứt vỡ và mất sụn khớp cùng với những thay đổi khác của khớp, bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương). Triệu chứng bao gồm đau xuất hiện dần dần, tăng hoặc khởi phát sau vận động, cứng khớp kéo dài < 30 phút sau khi thức dậy và sau khi không hoạt động, và thỉnh thoảng có sưng khớp. Chẩn đoán dựa vào XQ. Điều trị bao gồm các biện pháp vật lý, phục hồi chức năng, giáo dục bệnh nhân, và thuốc.
Có 2 loại thoái hoá khớp thường gặp và đặc điểm cụ thể là:
- Thoái hoá khớp nguyên phát: có thể khu trú ở một số khớp (ví dụ, mềm sụn ở xương bánh chè là thoái hóa khớp nhẹ xảy ra ở những người trẻ tuổi). thoái hóa khớp nguyên phát thường được chia thành các vị trí khớp bị ảnh hưởng (ví dụ như bàn tay, bàn chân, khớp gối, háng). Nếu thoái hóa khớp nguyên phát liên quan đến nhiều khớp, nó được phân loại là thoái hóa khớp nguyên phát toàn thể
- Thoái hoá khớp thứ phát: do thay đổi vi môi trường của sụn khớp. Những tình trạng này bao gồm chấn thương nặng, bất thường khớp bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa hay nhiễm trùng (gây viêm khớp sau nhiễm trùng), bệnh nội tiết và thần kinh, và rối loạn làm thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của sụn hyalin (vd., viêm khớp dạng thấp , bệnh Gout , bệnh calci hóa sụn ).
Hình các cơn đau do thoái hoá cột sống thắt lưng
2. Triệu chứng và đặc điểm điển hình của thoái hoá khớp
Các triệu chứng của thoái hoá khớp thường bắt đầu từ từ, thường bắt đầu với một hoặc vài khớp. Đau là triệu chứng sớm nhất của thoái hoá khớp, đôi khi được mô tả là đau sâu. Đau thường tăng lên ở những tư thế chịu trọng lực và giảm khi nghỉ ngơi nhưng cuối cùng có thể đau liên tục. Cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc không hoạt động nhưng kéo dài < 30 phút và giảm đi khi vận động. Khi thoái hoá khớp tiến triển, vận động khớp sẽ trở nên hạn chế, xuất hiện đau và cảm giác lục khục, lạo xạo. Sự tăng sinh của sụn, xương, dây chằng, gân, bao khớp, và màng hoạt dịch, cùng với tràn dịch khớp với các mức độ khác nhau, cuối cùng sẽ gây ra tình trạng sưng khớp trong thoái hoá khớp. Có thể xuất hiện co cứng ở tư thế gấp ở giai đoạn muộn. Viêm màng hoạt dịch cấp và nặng là không phổ biến.
Người bệnh có thể nhận biết thoái hoá khớp qua các triệu chứng điển hình tuỳ thuộc vào vị trí khớp bị thoái hoá, cụ thể như sau:
- Thoái hoá khớp cột sống cổ và cột sống thắt lưng: Đau lưng hoặc đau chân tăng lên khi đi bộ (đau cách hồi thần kinh, đôi khi được gọi là giả đau cách hồi) hoặc khi ưỡn lưng. Bệnh lý rễ thần kinh có thể nổi trội hơn nhưng ít phổ biến hơn vì rễ thần kinh và hạch được bảo vệ tốt. Thỉnh thoảng có thể xảy ra thiếu máu động mạch đốt sống, nhồi máu tủy sống và khó nuốt do chèn ép thức quản bởi gai xương cột sống cổ. Nói chung, các triệu chứng cơ năng và thực thể do thoái hóa khớp có thể do bao gồm tổn thương xương dưới sụn, các cấu trúc dây chằng, màng hoạt dịch, nang thanh dịch cạnh khớp, bao khớp, cơ, gân, đĩa và màng xương, dẫn đến tình trạng đau.
- Thoái hóa khớp háng gây hạn chế vận động dần dần và thường có triệu chứng trong các hoạt động chịu lực. Có thể đau ở vùng bẹn hoặc mấu chuyển lớn hoặc đau khớp gối
- Thoái hóa khớp gối gây mất sụn (mất sụn ở khoang trong gặp ở 70% trường hợp). Các dây chằng lỏng lẻo và khớp trở nên mất vững, với đau do tổn thương dây chằng và gân.
3. Phương pháp điều trị và hỗ trợ phục hồi
Liệu pháp điều trị bằng thuốc
Acetaminophen đường uống với liều đến 1 g/ 4 lần ngày có thể giảm đau và nói chung là an toàn. Các thuốc giảm đau hiệu quả hơn, như tramadol hoặc hiếm khi opioid, có thể được yêu cầu; tuy nhiên, các thuốc này có thể gây lú lẫn ở bệnh nhân lớn tuổi. Duloxetine, chất ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine, làm giảm đau do thoái hóa khớp. Capsaicin tại chỗ có tác dụng giảm đau ở các khớp nông bằng cách làm gián đoạn sự truyền đau.
Liệu pháp không dùng thuốc
Các phương pháp điều trị cơ bản bao gồm các biện pháp vật lý bao gồm phục hồi chức năng; thiết bị hỗ trợ; tập thể dục tăng sức mạnh, linh hoạt, và độ bền; giáo dục bệnh nhân; và thay đổi trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày.Bên cạnh đó là tham khảo một số loại thảo dược giúp phục hồi và tăng cường vận động của sụn khớp.

Nếu bạn quan tâm tới thoái hoá khớp và các giải pháp hiệu quả, vui lòng liên hệ hotline 0944402095 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Một số bài viết khác: