Thiếu máu lên não là tình trạng gặp phải của nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em tới người trẻ tuổi. Bệnh gây ra nhều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể cải thiện tình trạng thiếu máu lên não hiệu quả. Vậy thiếu máu não nên bổ sung chất gì? Bổ sung thế nào để tình trạng bệnh được kiểm soát tốt nhất? Có cần kiêng khem những món nào không? Mời bạn đọc ngay bài viết sau đây để có thêm thông tin về bệnh thiếu máu não và cách ăn uống sinh hoạt hiệu quả nhé.
1. Tổng quan chung về thiếu máu lên não
Thiếu máu lên não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tuần hoàn não). Thiếu máu lên não là tình trạng thiếu oxy và chất dinh dưỡng, khiến các tế bào thần kinh không đủ năng lượng hoạt động, thậm chí bị tổn thương không hồi phục.
Từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng của hệ thần kinh trung ương. Gây ra hàng loạt các rối loạn chức năng trong cơ thể như:
- Đau đầu: Đây là triệu chứng đặc trưng và gây khó chịu nhất cho người bệnh. Những cơn đau đầu do thiếu máu lên não ban đầu chỉ là nhức nhẹ, sau dần mức độ tăng lên nhiều lần, nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay vừa ngủ dậy. Cơn đau có thể từ một điểm lan ra khắp cả đầu, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Đây những biểu hiện rất dễ nhầm với lẫn với chứng rối loạn tiền đình. Phân biệt bằng cách: người bị thiếu máu não có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai vào bất cứ thời điểm nào, ngay cả khi đang ở trong không gian yên tĩnh, không có gió. Nguyên nhân do các thiếu oxy nên gây rối loạn hoạt động của khu vực tền đình.
- Mất ngủ, ngủ không ngon, ngủ chập chờn, gặp ác mộng, sáng dậy mệt mỏi,… là những biểu hiện của người bị thiếu máu não.
- Dị cảm (những cảm giác không có thật): người bị thiếu máu lên não thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đau râm ran như kiến bò, đôi lúc lại thấy lạnh sống lưng, đau dọc vai gáy.
- Suy giảm trí nhớ: Tình trạng đau đầu, chóng mặt thường xuyên xảy ra do thiếu máu lên não có thể làm giảm trí nhớ của người bệnh với những biểu hiện: hay quên, khó tiếp thu kiến thức mới,…
- Rối loạn thị lực, thích lực: Không những bị hoa mắt, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mờ một hoặc cả hai mắt. Tình trạng này nghiêm trọng dần theo thời gian, cần đặc biệt lưu ý. Bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng nghe kém, ù tai,… thường xuyên.
Nếu các triệu chứng trên chỉ xuất hiện không thường xuyên, chỉ với dấu hiệu nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện bệnh bằng cách thay đổi lối sống, xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, vấn đề “thiếu máu não nên bổ sung chất gì” được rất nhiều người quan tâm khi muốn cải thiện tuần hoàn máu não.

2. Thiếu máu não nên bổ sung chất gì?
Nếu muốn cải thiện tình trạng thiếu máu não, bạn cần phải kiên trì và tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Tuy phương pháp này không thể giúp cho tình hình bệnh cải thiện trong một sớm một chiều. Nhưng chắc hẳn hiệu quả sẽ cực kì bền vững.
Theo nguyên tắc, máu lưu thông lên não sẽ đảm bảo về chất lượng nếu cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Do bạn nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học, cân đối đủ các nhóm chất trong cơ thể.
Để phục hồi tổn thương não bộ, bạn chú ý bổ sung đa dạng protein từ nguồn thực phẩm có lợi, sắt để tăng cường tạo máu và các nhóm vitamin và khoáng chất.
- Đạm
Những nguồn bổ sung đạm như: thịt bò, thịt lợn, gia cầm, đậu nành,.. là những nguồn bổ sung protein cực tốt. Đặc biệt, thịt bò rất có lợi có quá trình tạo máu, giúp tăng cường chất lượng máu lên não.
Cá cũng là nhóm thực phẩm bạn nên chú ý. Ngoài lượng đạm tốt, cá còn giúp bổ sung nhiều omega 3,6,9 tốt cho tim mạch và hệ thống mạch máu.
- Ngũ cốc nguyên hạt
Những loại ngũ cốc như óc chó, đạu nành, hạt điều, lúa mạch,… vừa chứa nhiều khoáng chất lại nhiều vitamin, nhất là vitamin E.
- Rau xanh ( đặc biệt là những loại rau xanh có màu đậm) như cần tây, cải bó xôi, cải rổ, bông cải xanh rất giàu những thành phần dinh dưỡng tốt cho não bộ, chẳng hạn như vitamin K, lutein, folate và beta carotene. Nhiều nghiên cứu cho rằng những thực phẩm này có tác dụng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức do lão hóa.

- Hoa quả mọng nước: theo chuyên gia, những loại quả mọng có hàm lượng lớn flavonoid, giúp tăng cường chức năng thành mạch, hạn chế gây mỡ máu, cục máu đông nguy hại. Điều này giúp cho máu được lưu thông lên não tốt hơn. Năm 2012, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Neurology cho thấy những phụ nữ dùng từ hai phần dâu tây/việt quất trở lên mỗi tuần có quá trình suy giảm trí nhớ chậm hơn đến hai năm rưỡi.
Những chia sẻ của dược sĩ FYKOFA về chủ đề thiếu máu não nên bổ sung chất gì phần nào cũng giúp có thêm thông tin trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, nếu có bất kì điều thắc mắc cần tư vấn đề bệnh lý thiếu máu não, vui lòng liên hệ hotline 0944402095, FYKOFA sẽ giải đáp và hỗ trợ bạn nhiệt tình nhất.
Một số bài viết khác: