Thiểu năng tuần hoàn não là một chứng bệnh nguy hiểm và đang có xu hướng trẻ hóa. Việc phát hiện và điều trị sớm có vai trò vô cùng quan trọng nhằm tránh được những sự cố đáng tiếc của bệnh gây ra. Vậy có những biện pháp nào để tăng tuần hoàn não? Bài viết dưới đây FYKOFA sẽ cung cấp cho bạn đọc những biện pháp có thể vận dụng tại nhà.
1. Thiếu máu lên não là gì?
Não bộ chỉ chiếm khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể, nhưng nó tiêu tốn tới 20% lượng oxy cơ thể cần. Não đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau, điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể. Vì thế, khi não bị thiếu oxy thì các tế bào não ngay lập tức trở nên rối loạn và suy yếu gây ra một loạt các triệu chứng lâm sàng như đau đầu, chóng mặt, tê bì tay chân,…
Xem thêm: Thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh khi lượng máu lưu thông lên não giảm xuống (thiếu máu não).
Đây là căn bệnh có diễn tiến lâu ngày và có thể gây ra biến chứng nặng nề, nhất là đột quỵ là nguy cơ cao nhất và chiếm đa số. Nếu không được phòng ngừa và chữa trị tốt, người bệnh còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng do suy hô hấp, phù não,…

2. Nguyên nhân thiếu máu lên não?
Thiểu năng tuần hoàn não được gây ra bởi rất nhiều bệnh lý khác nhau:
2.1. Do xơ vữa động mạch:
80% trường hợp bị thiểu năng tuần hoàn não là do xơ vữa động mạch. Lòng động mạch bị “đóng cặn” bởi các mảng bám chất béo được gọi là xơ vữa động mạch. Các khối xơ vữa động mạch tụ lại khiến lòng mạch máu ngày càng hẹp, làm cho máu khó lưu thông hơn.
2.2. Do huyết áp thấp:
Rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở phụ nữ có huyết áp thấp.
2.3. Do thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
Gây chèn ép động mạch đốt sống phía sau não từ đó làm giảm lượng máu lưu thông lên não. Người ta gọi đây là hội chứng thiểu năng hệ động mạch đốt sống thân nền.
Xem thêm: Thuốc uống bổ não
2.4. Do các tổn thương thực thể gây ra:
- Bệnh tim mạch: suy tim, bệnh van tim…
- Dị dạng mạch máu bẩm sinh, viêm tắc động mạch.
- Chấn thương sọ não: hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu, cản trở sự tuần hoàn máu lên não
- Các chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8).
- Lượng hồng cầu trong máu cao: Sự gia tăng đáng kể số lượng tế bào hồng cầu làm dày máu và làm cho cục máu đông có nhiều khả năng hơn. Điều này làm tăng nguy tắc mạch và gây thiếu máu não.
- Bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu: Cholesterol và lipid máu cao. Nồng độ cholesterol cao có thể góp phần làm dày hoặc cứng động mạch (xơ vữa động mạch) gây ra bởi sự tích tụ mảng bám.
3. Làm thế nào để tăng tuần hoàn não?
Thiểu năng tuần hoàn não là một chứng bệnh nguy hiểm và đang có xu hướng trẻ hóa. Việc phát hiện và điều trị sớm có vai trò vô cùng quan trọng nhằm tránh được những sự cố đáng tiếc của bệnh gây ra. Để phòng tránh nó, các bạn có thể:
Thiết lâp thực đơn hợp lý
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày mọi người cần có sự cân bằng giữa những thực phẩm khác nhau. Cụ thể như đan xen việc ăn cá, thịt, trứng, rau xanh, hoa quả để đa dạng món ăn giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể cũng như đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Hạn chế tối đa uống rượu, bia hoặc các chất kích thích, không nên hút thuốc lá, thuốc lào.
Xây dựng chế độ tập luyện khoa học
Tập thể dục đều đặn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, các vấn đề liên quan đến tim mạch cũng như có được một sức khỏe dẻo dai và một tinh thần thoải mái. Mỗi ngày với 20 phút tập luyện nhẹ nhàng vào buổi sáng hoặc buổi chiều muộn sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi, cải thiện tuần hoàn máu, giúp khí huyết lưu thông liền mạch. Từ đó góp phần giảm thiểu năng tuần hoàn máu não, cải thiện sức khỏe, tăng cường trí nhớ.
Thông báo ngay cho bác sỹ khi phát hiện những dấu hiệu sớm
Những triệu chứng của bệnh rối loạn tuần hoàn não khiến bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý của rối loạn tiền đình hay hội chứng suy nhược thần kinh. Tuy nhiên các bác sỹ khuyến cáo rằng khi bắt gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất ngủ, suy nhược thần kinh, mất trí nhớ tạm thời…bệnh nhân cần thông báo ngay với người thân cũng như các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu bạn đang mắc một căn bệnh nguy hiểm nào đó mà bệnh thiểu năng tuần hoàn não cũng không thể bỏ qua như đột quỵ, xuất huyết não,…
Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa
Khi đã được các bác sỹ thăm khám và kết luận mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não bạn cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa về chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, các loại thuốc cần sử dụng và chế độ tập luyện. Bên cạnh đó bạn nên giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh xa ưu tư, buồn phiền để quá trình điều trị đạt kết quả tốt.
Tham khảo: Cách chữa thiếu máu não
Sử dụng những loại thuốc tăng cường tuần hoàn máu não
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tác dụng bổ khí huyết mọi người có thể sử dụng để bổ sung máu và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tuần hoàn máu não được tổng hợp từ các hoạt chất hóa học, bạn có thể học dân gian xưa sử dụng những bài thuốc cổ truyền dân tộc vừa an toàn hiệu quả vừa dân dã thân thiện với sức khỏe. Khi nói đến công dụng hoạt huyết, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa thiểu năng tuần hoàn não, chúng ta phải nhắc đến bạch quả. Đây là một vị thuốc được cả đông y và tây y đặc biệt cư dân vùng địa trung hải từ ngàn năm nay tin dùng. Bạn có thể dùng đơn lẻ bạch quả hoặc kết hợp với các vị thuốc khác như đinh lăng để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh, cải thiện tuần hoàn não, tăng cường trí nhớ.

Biết được các nguyên nhân, biện pháp phòng tránh bệnh thiểu năng tuần hoàn não sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não, tai biến mạch máu não,… đe dọa tính mạng. Do đó, ngay từ bây giờ bạn cần nhận biết sớm căn bệnh để có phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Một số bài viết khác: