Đột quỵ não là khái niệm không quá xa lạ với nhiều người. Đột quỵ não luôn đi kèm với tai biến và biến chứng nặng nề khó hồi phục, tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy đột quỵ não là gì và tại sao nó lại nguy hiểm đến vậy. Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.
1. Đột quỵ não là gì?
Đột quỵ não là tai biến nghiêm trọng, xảy ra khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc, tỷ lệ người bị đột quỵ não ngày một tăng và trẻ hóa. Đột quỵ não có nguy cơ tử vong rất cao. Trên thế giới, đột quỵ não là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ chỉ sau ung thư và các bệnh lý tim mạch.
Xem thêm: Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì
Nếu vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, người bệnh cũng phải đối mặt với những di chứng nặng nề cả thể xác và tinh thần. Không những thế, người bệnh còn vô tình trở thành gánh nặng của chính gia đinh và xã hội.

Đột quỵ não có 2 thể chính, thường gặp đó là:
- Đột quỵ não do thiếu máu não, chiếm tỷ lệ rất cao trong những case đột quỵ não. Tình trạng đột quỵ xảy ra do thiếu máu và oxy lên não cung cấp cho mô và tế bào. Nguyên nhân là do mạch máu não bị tắc, chèn ép bởi: khối u, cục máu đông, hẹp xơ vữa động mạch.
- Đột quỵ não do chảy máu não: chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng vẫn là tình trạng cực kì nguy hiểm. Đột quỵ xảy ra do mạch máu não bị vỡ. Máu chảy từ mạch máu não vào não hoặc các vị trí xung quanh.
Người bị đột quỵ não cần được cấp cứu và điều trị kịp thời. Thời gian từ lúc phát hiện đến lúc nhận được can thiệp y tế đóng vai trò sống còn trong việc giữ lại mạng sống cho người bệnh. Chỉ chậm vài phút, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao, khả năng vận động và tư duy của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số di chứng tiêu biểu có thể gặp phải sau tai biến như:tê liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…
Xem thêm: Cách chữa thiếu máu não
2. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ não
Một số dấu hiệu tiêu biểu sau, lặp đi lặp lại thì bạn nên cẩn trọng. Bởi rất có thể cơn đột quỵ não (tai biến mạch máu não) sẽ xảy ra nhanh sau đó:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải như mất sức. Một số dấu hiệu nặng hơn như co cơ, méo miệng, liệt nửa mặt.
- Tay chân khó cử động. Đôi khi là liệu một bên cơ thể. Đơn giản nhất là việc không thể hiện được động tác nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
- Khó phát âm, nói không chuẩn, nói ngọng, không phát âm được ngay cả những từ đơn giản. Bạn có thể yêu cần người bệnh nói lại một câu, nếu không thể nói được thì người đó đang cớ dấu hiệu đột quỵ.
- Hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng.
- Đau đầu dữ dội bất thường. Cơn đau đầu xuất hiện bất ngờ, xảy ra nhanh kèm theo chóng mặt, buồn nôn
- Rối loạn thị giác, nhìn mờ, nhìn không rõ.
Trên đây là những dấu hiệu tiêu biểu của người đột quỵ não. Tùy theo mức độ nặng nhẹ và thể trạng từng người mà dấu hiệu trên sẽ xuất hiện với tần xuất ra sao. Đôi khi đó chỉ là dấu hiệu của bệnh thiếu oxy lên não. Với những người có nguy cơ cao, người thân hoặc bạn bè nên thường xuyên theo dõi. Điều này giúp bệnh nhân sớm phát hiện những dấu hiệu đầu tiên, tăng khả năng sống sót khi xảy ra đột quỵ.
3. Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ não
Đột quỵ não có thể xảy ra với bất kì ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ có tỷ lệ rất cao và cần được theo dõi kĩ càng để phát hiện đột quỵ sớm:
- Tuổi tác, gia đình, giới tính:
- Độ tuổi nào cũng có thể xảy ra đột quỵ não. Tuy nhiên, độ tuổi trên 55 là đối tượng cao nhất. Cứ mối 10 năm, khả năng mắc đột quỵ não lại càng cao
- Gia đinh có nhiều người bị đột quỵ não (tai biến mạch máu não)
- Nam giới thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn
- Tiền sử bệnh lý:
- Người đã từng bị đột quỵ não sẽ có khả năng tái phát cao. Đây là nhóm bệnh nhân cần được giám sát và theo dõi đặc biệt.
- Một số bệnh lý tim mạch: huyết áp cao, mỡ máu, đái tháo đường, … Với sức bền thành mạch kém và khả năng gây ra cục máu đông cao, tỷ lệ đột quỵ não cũng tăng lên đáng kể
- Người thừa cân, béo phì cholesteron cao có thể gây tắc mạch, chèn ép mạch gây ra tai biến
- Hút thuốc, rượu bia và các chất kích thích khác
- Lối sống không lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ, dinh dưỡng không cân bằng.

Những đối tượng này nên thường xuyên thăm khám, kiểm tra định kì để theo dõi chính xác nhất nguy cơ đột quỵ não. Phát hiện sớm, có phương pháp điều chỉnh lối sống có vai trò đặc biệt quan trọng với bệnh.
Với những thông tin đã cung cấp trên đây, hi vọng bạn đọc đã trả lời được câu hỏi Đột quỵ não là gì, Đột quỵ não nguy hiểm thế nào? Nếu bạn và người thân có là nhóm người có nguy cơ cao bị đột quỵ, bạn hãy nắm chắc những dấu hiệu sớm. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều với bản thân và gia đinh bạn đó. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kì vấn đề gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ tổng đài 0944402095, các dược sĩ FYKOFA sẽ hỗ trợ bạn với tất cả lòng tận tâm và chu đáo.
Một số bài viết khác: