Đau dạ dày – một căn bệnh phổ biến trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Nhiều người mặc định rằng bệnh chỉ xảy ra ở người lớn mà không biết rằng đau dạ dày ở trẻ em cũng rất dễ xảy ra và hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh.
1. Thuốc điều trị đau dạ dày ở trẻ em
Ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu đau dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn này có trong nước bọt, các mảng bám ở răng và đường tiêu hóa, vì thế khả năng lây nhiễm là rất cao. Trẻ em bị nhiễm HP chủ yếu do quá trình ăn chung, uống chung, thơm hôn từ người thân trong gia đình bị nhiễm HP, từ đó hình thành bệnh âm thầm mà người lớn không hề hay biết.
Không riêng gì trẻ em, đối với bất kì bệnh nhân nào đau dạ dày có nhiễm HP thì kháng sinh là một trong những thuốc không thể thiếu trong phác đồ. Có 3 nhóm kháng sinh chính:
Xem thêm: Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
- Amoxicillin: thuộc họ beta-lactam, bền trong môi trường acid nên có tác dụng tốt trong môi trường pH ở dạ dày.
- Clarithromycin: thuộc nhóm macrolid, có tác dụng tốt tại pH 7,4 nên thường phối hợp với thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Tetracyclin: phổ kháng khuẩn của nhóm khá rộng, tác dụng diệt HP mặc dù tỉ lệ kháng Tetracyclin tùy theo vùng địa lý.
Ngoài kháng sinh, phác đồ điều trị bệnh dạ dày ở trẻ em cũng không thể thiếu các thuốc ức chế bơm proton (PPI), antacid và các thuốc kháng histamin,…
2. Chế độ dinh dưỡng góp phần chữa bệnh dạ dày cho trẻ em
Chế độ dinh dưỡng cũng nằm trong những cách điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ em nói riêng cũng như những bệnh khác nói riêng. Việc ăn uống như thế nào, ăn uống ra sao là rất quan trọng trong cả phòng và chữa bênh dạ dày cho trẻ em.
Tham khảo thêm: Cách nhận biết đau dạ dày
Mục đích chế độ dinh dưỡng trong chữa bệnh dạ dày cho trẻ em
Vi khuẩn HP chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa. Việc ăn uống không được đảm bảo vệ sinh như: bát đũa rửa chưa sạch, không rửa tay trước khi ăn, mớm thức ăn cho trẻ, dùng chung đũa, thìa, cho trẻ ăn hàng quán…đều là những yêu tố nguy cơ hàng đầu khiến trẻ phởi nhiễm với vi khuẩn HP. Do vậy việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là biện pháp hàng đầu và tốt nhất giúo ngăn chặn trẻ nhiễm vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây đau dạ dày.
Ngoài ra, việc ăn uống hợp lý, đúng và đủ sẽ giúp cho dạ dày được nghỉ ngơi, giảm tiết dịch vị, trung hòa acid, và thúc đẩy quá trình hồi phục của các tế bào niêm mạc dạ dày, giúp vết loét nhanh liền sẹo và tránh tái phát.
Nguyên tắc dinh dưỡng góp phần điều trị bệnh dạ dày ở trẻ em
- Dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: đồ ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị. Thịt, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị.
- Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men.
- Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid: sữa, trứng, gạo tẻ, bánh mỳ, bánh quy…
- Dùng, chế biến thức ăn mềm, nhừ hoặc nếu nhỏ, nghiền nhuyễn, cho trẻ ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
- Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái… trong thời gian đau cấp tính.
- Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, rau dền. Hạn chế các loại rau sinh hơi như súp lơ xanh, củ hành, các loại cải
- Không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Hạn chế thức ăn quay, rán có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày.
- Cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ vì ăn lượng ít sẽ giảm sự căng dạ dày và giảm tiết acid dạ dày.
- Không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.
- Nên dùng chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) còn giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.
- Sau khi ăn xong không nên chạy nhảy ngay mà cần có chế độ nghỉ ngơi.
3. Chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày ở trẻ em
Việc sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đau dạ dày ở trẻ em. Để phòng và điều trị bệnh dạ dày ở trẻ em, nên lưu ý những điều sau:
Tham khảo: Cách trị đau dạ dày tại nhà
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất như rượu bia, khói thuốc lá vì những hoạt chất này khiến cho lớp chất nhầy dạ dày bị bào mòn đi, không chỉ thế chúng còn kích thích dạ dày gia tăng tiết axit, dẫn đến viêm loét dạ dày nghiêm trọng
- Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý: Cho trẻ tiếp xúc với các bộ môn thể thao, hoạt động thể chất sớm và hợp lý, góp phần tăng cường lưu thông máu đến dạ dày để hỗ trợ cho dạ dày làm việc tốt hơn.
- Tránh xa stress, căng thẳng, lo âu: Kiểm soát việc học của trẻ, tránh cho trẻ phải học quá nhiều cũng như những áp lực kahsc quá sớm trong cuộc sống
- Hạn chế thức khuya: Việc tiếp cận sớm với điện thoại, máy tính,… khiến trẻ thức khuya, điều này sẽ không tốt cho dạ dày của tẻ.
Một số bài viết khác: