Ung thư dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm. Hầu hết những người mắc phải đều ở giai đoạn muộn. Do vậy, việc phát hiện sớm bệnh có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị. Có những cách phát hiện sớm ung thư dạ dày nào? Nếu có dấu hiệu thì cần phải làm gì? Đọc ngay bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất.
1. Ai có nguy cơ bị ung thư dạ dày?
Tất cả mọi người đều có thể bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, những người sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này:
- Người nhiễm vi khuẩn HP: Hp là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày. Những tổn thương trên niêm mạc, vị trí bị loét có khả năng biến chứng thành ung thư nếu một thời gian dài không được điều trị dứt điểm
- Người có chế độ ăn uống không hợp lí: Những người thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không khoa học, ăn những thực phẩm có hại cho dạ dày là những đối tượng dễ bị ung thư dạ dày. Không những thế, những người này còn có khả năng mắc hàng loạt những bệnh lý tiêu hoá nguy hiểm khác. Bạn chú ý nhé.
- Người sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, bỏ bữa, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý dạ dày như: viêm loét dạ dày, đau dạ dày, biến chứng xuất huyết, thủng dạ dày,…
- Yếu tố di truyền: gia đình có người thân mắc ung thư dạ dày hoặc một số loại ung thư khác.

Xem thêm: Giảm đau dạ dày
2. Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày
Hầu hết người bệnh được phát hiện mắc ung thư nói chung đã vào giai đoạn muộn của bệnh, nên thời gian sống sót thường ngắn. Với ung thư dạ dày cũng không ngoại lệ, do đó việc phát hiện, tầm soát ung thư dạ dày là cực kì cần thiết
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Là ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu, những u cục chỉ mới tiến triển ở lớp hạ bì, chưa quá lan rộng, không kể đến tình trạng di căn hạch hay không.
Theo dõi thay đổi của cơ thể để phát hiện sớm ung thư dạ dày:
Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày sẽ gây ra một số thay đổi trên cơ thể bệnh nhân, Do đó, mỗi người cần luôn theo dõi những thay đổi này và đi thăm khám nếu cần thiết:
+ Sụt cân: ung thư dạ dày khiến cho người bệnh sụt cân rất nhanh. Theo một số nghiên cứu, ung thư dạ dày còn có thể khiến sụt 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong 3 tháng
+ Đau bụng: những cơn đau xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh tưởng nhầm chỉ là đau dạ dày bình thường. Tuy nhiên, những giai đoạn sau, cơn đau xuất hiện nhiều. Người bệnh đau đớn đến mức không thể thực hiện các hoạt động thường ngày, dùng thuốc cũng không cải thiện
+ Nôn ra máu, đi ngoài phân đen: Những dấu hiệu xuất huyết dạ dày này xảy ra, bạn hãy nghĩ ngay tới ung thư dạ dày nhé.
Xem thêm: Cách trị đau dạ dày tại nhà
+ Chán ăn, khó tiêu,… Cũng giống như những bệnh lý đường tiêu hoá khác. Người mắc ung thư dạ dày ăn uống không ngon do lượng dinh dưỡng không được hấp thu, hoạt động của hệ tiêu hoá không được diễn ra bình thường…

Khi có những dấu hiệu này bạn hãy nghĩ ngay tới ung thư dạ dày và đến ngay các cơ sở y tế để tầm soát bệnh
Chẩn đoán phát hiện sớm ung thư dạ dày
Một số xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán xác định và phân giai đoạn ung thư dạ dày. giúp đưa ra các quyết định điều trị chính xác nhất. Và nội soi và sinh thiết là một trong số đó. Phương pháp nội soi dạ dày cho phép xem trực tiếp khu vực quan tâm. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xác nhận chẩn đoán tình trạng và mức độ bệnh.
Xem thêm: Điều trị trào ngược dạ dày
Sau khi phát hiện bệnh
Sau khi phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu, kết quả và thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất chính là được chẩn đoán sớm để có phương án điều trị cụ thể và kịp thời. Nếu phát hiện sớm ung thư từ giai đoạn đầu, khi đó tổn thương chưa xâm lấn qua lớp cơ của thành dạ dày thì thời gian sống được kéo dài thêm. Tỉ lệ sống sau mổ trên 5 năm là 80-90%. Nếu phát hiện bệnh muộn khi tổn thương đã vượt qua lớp cơ và lan ra thanh mạc thì thời gian sống thêm sau mổ trên 5 năm chỉ vào khoảng 10 – 15%.
Trên đây là những cách phát hiện sớm ung thư dạ dày mà bạn có thể tìm hiểu và theo dõi những thay đổi của cơ thể. Hi vọng những thông tin này từ FYKOFA sẽ hữu ích cho bạn trong thời gian điều trị và kiểm soát bệnh.
Một số bài viết khác: